Về bức ảnh đoạt giải Pulitzer Eddie Adams

Xem thêm thông tin: Saigon Execution

Bức ảnh nổi tiếng nhất của ông được chụp khi ông là phóng viên của hãng thông tấn Associated Press (AP) trong Chiến tranh Việt Nam – bức ảnh Tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Ngọc Loan bắn thẳng vào đầu một tù nhân đã bị trói tay trên đường phố Sài Gòn vào ngày 1 tháng 2 năm 1968, những ngày đầu của Sự kiện Tết Mậu Thân 1968.

Bức ảnh Saigon Execution chụp tướng cảnh sát miền Nam Nguyễn Ngọc Loan bắn chết một tù nhân ngay trên đường phố Sài Gòn

Adams đã giành được Giải thưởng Ảnh Báo chí Thế giới năm 1968 và giải Pulitzer năm 1969 cho ảnh sự kiện, nhờ bức ảnh Saigon Execution này, tuy nhiên sau đó ông tỏ ra áy náy vì hậu quả đối với cá nhân tướng Loan. Ông không cho rằng hành động của tướng Loan là đúng, nhưng theo ông thì trong bối cảnh đó thì hành động tàn bạo chỉ là bột phát, tội lỗi của tướng Loan không đến mức phải chịu dày vò tâm lý suốt đời.

Về tướng Loan và bức ảnh nổi tiếng của mình, Adams phát biểu trên tạp chí Time năm 1998:

Viên tướng giết người của Việt Cộng bằng súng, tôi giết ông ta bằng máy ảnh. Đến nay, những bức ảnh vẫn là vũ khí quyền lực nhất trên thế giới. Mọi người tin chúng; nhưng những bức ảnh cũng có thế nói sai, mặc dù không hề phóng đại. Chúng chỉ là một nửa sự thật.

Điều mà bức ảnh không nói là "Bạn sẽ làm gì nếu bạn là vị tướng đó, vào thời điểm đó, ở đó trong một ngày chiến tranh nóng bỏng và bạn tóm được một gã bị coi là xấu xa sau khi anh ta làm banh xác một, hai hoặc ba người Mỹ?[1]

Ông loại bức ảnh này khỏi bộ sưu tập 500 bức ảnh của ông dù nó từng đoạt giải và công nhận bức ảnh đã không nói lên hết được sự thật, như ông nói ở trên "Hình ảnh chỉ là một nửa sự thật." (They are only half-truths)[2][3]. Adams sau này đã xin lỗi cá nhân tướng Loan và gia đình ông ta vì những tổn hại không thể hàn gắn bởi bức ảnh. Khi tướng Loan qua đời, Adams đã bày tỏ lòng thương tiếc cho ông Loan[3]

Tôi vẫn giữ liên lạc với ông, lần cuối cùng mà chúng tôi nói chuyện đã được khoảng sáu tháng trước đây, khi ông bị bệnh nặng. Tôi đã gửi hoa khi tôi nghe nói rằng ông đã chết và đã viết "Tôi rất ân hận. Có những giọt nước mắt trong mắt tôi."[3]

Adams cũng có lần nói thêm về chuyện đó:

Tôi sẽ vui hơn nếu được biết đến bởi những bức ảnh về 48 thuyền nhân Việt Nam trên con thuyền dài 10 mét trên biển tới Thái Lan để rồi bị kéo trở lại biển khơi bởi Hải quân Thái Lan..... chúng mang lại điều tốt đẹp và không làm tổn hại một ai [4]

Những bức ảnh, cùng với những báo cáo sau đó đã góp phần thuyết phục Tổng thống Jimmy Carter chấp nhận 200 ngàn thuyền nhân Việt Nam định cư tại Mỹ. Năm 1977, Adams được giải thưởng Huy chương vàng Robert Capa (Robert Capa Gold Medal) của Hiệp hội Overseas Press Club of America (OPC) vì tập ảnh The boat of no smiles chụp chiếc tàu thuyền nhân vượt biển sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 này, do AP phát hành [5][6]. Ông nói "Tôi chợt nhận ra sự thể tồi tệ nhất. Ngay trong trại tạm cư của di dân hay thời chiến, chết chóc bệnh tật khủng khiếp, khi bạn đến làm phóng sự vẫn có trẻ con tụ tập trước ống kính và cười. Nhưng nơi đây lần đầu tiên trong đời tôi không thấy trẻ con cười. Tôi gọi các bức hình là Chiếc thuyền không có nụ cười (I called the pictures, "the boat of no smiles.")" [2][6]. Adams tỏ ý muốn phản ánh sự thật của chiến tranh mà không muốn ám chỉ một cá nhân cụ thể nào.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Eddie Adams http://www.eddieadamsworkshop.com http://www.nationalreview.com/articles/204511/ther... http://www.post-gazette.com/pg/04264/382106.stm http://content.time.com/time/magazine/article/0,91... http://content.time.com/time/magazine/article/0,91... http://www.ethongluan.org/index.php?option=com_con... http://www.hungviet.org/tranthihongsuong/tranthiho... http://www.newseum.org/warstories/interviews/mp3/j... http://www.opcofamerica.org/opc_awards/archive/bya... http://www.pbs.org/speaktruthtopower/hr_eddie.htm